Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ cha mẹ nào cũng cần biết

Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ cha mẹ nào cũng cần biết
1 0
1 0
Read Time:5 Minute, 41 Second

Có lẽ trong công cuộc chăm con, cha mẹ nào cũng từng đau đầu với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Đẻ con đã là một chuyện không đơn giản, việc chăm sóc cho con nhỏ còn khó khăn hơn rất nhiều. Nguyên do vì trẻ em rất dễ bị ốm hay mắc bệnh bởi lẽ sức đề kháng trẻ còn kém. Vì vậy mà người làm cha làm mẹ cần phải có kiến thức để có thể nhanh chóng nhận biết dấu hiệu bất thường của con mình. Để từ đó có thể kịp thời chữa trị nếu chẳng may con mình bị bệnh. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp phụ huynh hiểu được nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

Tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa là sự thay đổi hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa. Như: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn,… Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa là hơn 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Còn thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội. Tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 – 2 tuổi.

Trẻ em rối loạn tiêu hoá vì những nguyên nhân gì?

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng. Cụ thể có các nguyên nhân chính sau:

Sức đề kháng ở trẻ còn yếu

Do sức đề kháng của trẻ còn yếu: ở trẻ em hệ vi sinh vật có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể vì thế trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa. Ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc sau khi bé bị viêm đường hô hấp. Với các triệu chứng như sổ mũi, ho, có đờm nhiều. Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần. Phân thường kèm theo nhầy, trường hợp nặng trẻ có thể đau bụng, phân có lẫn máu.

Khẩu phần ăn không hợp lý

Do khẩu phần ăn không hợp lý: khi trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều một loại thực phẩm nào đó hoặc ăn quá nhiều đồ ăn giàu mỡ và protein. Với nguyên nhân này trẻ thường có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, có thể buồn nôn.

Thực phẩm bẩn

Do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ: khi cho trẻ ăn những đồ ăn tươi sống, thực phẩm bị ôi thiu, quá trình chế biến hoặc bảo quản không đảm bảo hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn. Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần. Đau bụng, nôn, có thể bị sốt, phân có thể có nhầy, máu. Đôi khi tiêu chảy kèm táo bón xen lẫn.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh

Do thuốc kháng sinh: thường xảy ra với trẻ em trong hoặc sau liệu trình điều trị kháng sinh. Nguyên nhân là do kháng sinh đã tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi của đường ruột. Gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa từ nhẹ đến nặng bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,…

Do các bệnh lý của cơ thể: Các bệnh lý điển hình có triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột.

Những biện pháp dự phòng rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Trẻ em mắc rối loạn tiêu hóa lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng hấp thu kém, suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. Chính vì thế dự phòng rối loạn tiêu hóa cho trẻ vô cùng quan trọng.

Phòng ngừa bệnh bằng sữa mẹ

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: trong thời gian này các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch. Từ tháng thứ 6 trở đi mới cần cho trẻ ăn dặm, không nên ăn dặm quá sớm. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm nên chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm thô. Việc dung nạp thức ăn thô sớm khiến hệ tiêu hóa của bé còn non nớt dễ tổn thương và rối loạn.

Khi cho trẻ uống sữa bột, cần pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Không dùng sữa để quá một giờ đồng hồ. Bình và núm cần được rửa, tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối theo lứa tuổi: bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ cần cân đối 4 nhóm thức ăn bao gồm nhóm chất bột đường (có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn,.. ). Nhóm chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua và các loại đậu). Nhóm chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật). Nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả…).

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

Đảm bảo ăn chín, uống sôi: thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc. Không ăn thức ăn không biết rõ nguồn gốc. Thức ăn để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ, thức ăn nhanh, hạn chế đồ ăn chiên, cay,…

Vệ sinh môi trường sống

Giữ gìn môi trường sống của trẻ: Vệ sinh môi trường xung quanh, đồ chơi của trẻ sạch sẽ. Dạy trẻ rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các bậc phụ huynh nên quan tâm tới vấn đề tiêu hóa của trẻ và cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Rối loạn tiêu hoá khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày của các bé khi lớn lên. Chính vì vậy cha mẹ cần phải thật sự lưu ý về vấn đề tiêu hoá của con nhỏ. Trên đây là những thông tin hữu ích về phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tham khảo và cập nhật kiến thức để chăm sóc bé được tốt hơn. Chúc bạn và con nhỏ luôn vui vẻ và hạnh phúc. Hi vọng thông qua những bài viết này của chúng tôi, các bậc phụ huynh có thêm những phương pháp chăm con.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

61 − = 53

error: Content is protected !!