Tủ lạnh là một thiết bị mà bất kỳ gia đình nào cũng sở hữu. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều đồ ăn trong mùa dịch Covid đã khiến cho công suất tăng cao. Các bà mẹ phải đối mặt với việc hóa đơn tiền điện tăng lên một cách nhanh chóng. Đó là do bạn chưa biết những mẹo dùng tủ lạnh hiệu quả để tiết kiệm điện. Cũng như có thể bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ gìn được sức khỏe của những thành viên trong gia đình mình đấy. Với những cách đơn giản dưới đây, chắc chắn chị em sẽ tiết kiệm được kha khá tiền điền đấy! Vậy thì còn lý do gì nữa mà bạn lại bỏ qua bài viết này nhỉ?
Mục Lục
Dùng tờ tiền để kiểm tra tình trạng của tủ lạnh
Nhét một tờ tiền giấy ở cánh cửa tủ lạnh sau đó đóng lại sao cho một nửa tờ tiền ở bên ngoài, một nửa bị kẹp bên trong. Tiếp theo đó bạn từ từ rút tờ tiền ra và xem kết quả. Nếu nó trượt ra dễ dàng, cánh cửa có dấu hiệu đóng không đủ chặt. Khi đó, dùng khăn lau sạch hai bên đầu mút để loại bỏ hết bụi bẩn. Nếu cửa tủ vẫn không khít, hãy thay phần cao su ở cửa tủ mát. Nếu bạn không thể rút tờ tiền ra thì bạn có thể yên tâm là cửa tụ lạnh đang rất tốt. Ngoài ra, khi dùng tủ mát các gia đình nên lưu ý những điều sau:
- Luôn cài đặt nhiệt độ dưới 4.5 độ C
- Độc tố của nhiều loại vi khuẩn thường là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh ung thư. Vì thế, người tiêu dùng nên cài đặt nhiệt độ dưới 4.5 độ C ở ngăn mát và dưới -16 độ C ở ngăn đông.
- Hãy dùng nhiệt kế (loại an toàn có thể đặt trong bếp hay tủ lạnh) kiểm tra chính xác. Đây sẽ là điều kiện tiên quyết hạn chế sự phát triển của vi khuẩn bên trong tủ mát, ngăn ngừa ung thư.
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
- Vệ sinh tủ lạnh ít nhất 1 tháng 1 lần sẽ hạn chế sự có mặt của vi khuẩn xấu trong tủ mát, giúp thực phẩm được an toàn hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể cho một hộp muối nở (baking soda) mở nắp vào tủ để hạn chế mùi hôi.
Bọc kín đồ ăn thừa trước khi cho vào tủ lạnh
Không đóng nắp hay bọc kín đồ ăn thừa khi cho vào tủ lạnh chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở và khiến tủ mát luôn có mùi khó chịu. Bởi vậy, người tiêu dùng cần lưu ý, trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Người tiêu dùng cũng có thể trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
Một số điều cần lưu ý khi trữ thực phẩm trong tủ lạnh
- Sắp xếp đồ trong tủ mát thật hợp lý: Nhiều gia đình mua đồ ăn về đã để ngay vào tủ mát mà chưa kịp đem đi rửa. Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn có thể chảy, vấy khắp tủ mát. Các bà nội trợ cần lưu ý, đồ ăn sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.
- Một số thực phẩm không bao giờ được cho vào tủ mát: Có một số loại thực phẩm bạn không bao giờ nên cho chúng vào tủ mát. Đó chính là cà chua, hành tây, cà phê, ớt, tỏi, khoai tây, bánh mì. Khi để trong tủ lạnh, những loại thực phẩm này không những trở nên mau hỏng hơn mà chúng còn sinh ra nhiều chất độc khác, có thể gây ung thư.
- Không để cơm nguội trong tủ mát: Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Bởi thế, các bà nội trợ lưu ý, tuyệt đối không để cơm nguội trong tủ mát.
Cách tiết kiệm tiền điện khi dùng tủ lạnh
Tủ lạnh có thể là nguyên nhân khiên cho tiền điện của nhà bạn tăng vọt. Thế nên hãy thử áp dụng một số mẹo sau để giảm chi phí tiền điện nhé!
Tránh để tủ lạnh quá rỗng hay quá đầy đồ
Khi để quá ít thực phẩm trong tủ lạnh, nó vẫn chạy nhưng lại gây ra hao phí điện. Nhưng nếu để quá nhiều đồ lại khiến cho hơi lạnh trong tủ tỏa ra không đều, tạo ra gánh nặng trong quá trình vận hành của tủ, gây tổn thất và làm giảm độ bền của máy. Cách tốt nhất để giữ tủ lạnh chạy ổn định, tiết kiệm điện là tủ chứa khoảng 70-80%. Giữa các phần thực phẩm nên để có khoảng cách để chúng tiếp nhận hơi lạnh của tủ.
Đừng đóng mở tủ lạnh quá nhiều
Khi nhiệt độ trong tủ mát chạy tới một mức độ ổn định, máy sẽ chạy trong trạng thái tĩnh. Và chắc chắn không tiêu thụ điện năng quá nhiều. Nếu chúng ta liên tục mở cánh cửa tủ mát, sẽ làm cho hơi lạnh thất thoát ra ngoài. Mỗi lần như vậy máy lại tiếp tục chạy để bù đắp nhiệt độ. Từ đó gây ra hao phí điện năng nhiều hơn. Kinh nghiệm cho bạn là hãy nghĩ trước khi mở tủ lạnh xem mình cần những đồ dùng gì. Sau đó mở tủ ra lấy nhanh toàn bộ đồ trong 1 lần và đóng cửa tủ lại. Điều này nên tạo thành thói quen cho mọi người trong gia đình để hiểu nguyên tắc tiết kiệm điện.
Làm nguội thức ăn nóng trước khi cho vào tủ lạnh
Tất cả thực phẩm đang còn nóng nếu muốn cho vào tủ lạnh thì nhất định phải để nguội hoặc làm mát đến nhiệt độ bình thường rồi mới được cho vào tủ. Nguyên tắc là nếu cho đồ nóng vào tủ mát, máy lạnh sẽ phải tăng năng suất. Nhằm cung cấp hơi mát cho thực phẩm, khiến điện năng tiêu hao nhiều hơn. Bên cạnh đó, hơi nóng có trong thực phẩm khi tỏa ra ngoài sẽ tạo nên sương mù. Chúng bám vào thành tủ sẽ gây ám mùi và khó vệ sinh.